Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì

 Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các triệu chứng và nguyên nhân hình thành căn bệnh nguy hiểm này.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông trong tĩnh mạch sâu thường hình thành ở đùi hoặc cẳng chân, chúng cũng có thể phát triển ở các vùng khác trên cơ thể.

Hình ảnh mô phổng tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ xảy ra ở khoảng một nửa số người gặp phải tình trạng này. Việc nắm bắt các triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng ở bàn chân, mắt cá chân (thường ở một bên chân)
  • Đau, chuột rút ở bắp chân
  • Đau dữ dội ở bàn chân và mắt cá chân
  • Vùng da có cảm giác ấm hơn những vùng da khác trên cơ thể
  • Vùng da ở khu vực bị bệnh trở nên nhợt nhạt hoặc có màu hơi đỏ hoặc hơi xanh.

Những người bị huyết khối tĩnh mạch ở cánh tay, có thể không gặp các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau cổ
  • Đau vai
  • Sưng ở cánh tay hoặc bàn tay
  • Màu da xanh hoặc sẫm hơn
  • Cơn đau di chuyển từ cánh tay đến cẳng tay.

Đa phần người bệnh thường không phát hiện ra mình bị huyết khối tĩnh mạch cho đến khi họ được điều trị cấp cứu vì thuyên tắc phổ.

Thuyên tắc phổi có thể xảy ra khi cục máu đông di chuyển từ cánh tay hoặc chân vào phổi. Khi một động mạch trong phổi bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng bàn chân

Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Suy giãn tĩnh mạch: Suy giãn tĩnh mạch sâu nếu không điều trị sớm, máu ứ trệ lâu ngày sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch
  • Vết thương: thành mạch máu bị tổn thương có thể thu hẹp hoặc chặn dòng chảy của máu.
  • Phẫu thuật: các mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông.
  • Lười vận động: khi bạn ngồi thường xuyên, máu có thể tích tụ ở chân, đặc biệt là phần dưới cơ thể. Nếu lười hoạt động trong một khoảng thời gian dài, lưu lượng máu ở chân có thể chậm lại.
  • Một số loại thuốc: một số loại thuốc làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch

  • Điều trị sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Uống nhiều nước
  • Mặc quần áo rộng
  • Thường xuyên vận động, ưu tiên bài tập đi bộ và kéo duỗi chân đều đặn nếu có thể.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tê bì ở chân, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nổi mạch máu ở tay