Giãn tĩnh mạch mạng nhện

 Giãn tĩnh mạch mạng nhện là những tĩnh mạch nhỏ bị tổn thương, nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở chân. Không may là tĩnh mạch này thường xuất hiện ở khoeo chân, mặt ngoài của đùi rất dễ nhìn thấy, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch mạng nhện

Tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ chân, cánh tay và các bộ phận khác của cơ thể trở lại về tim. Vì một số nguyên nhân, các van trong tĩnh mạch suy yếu, máu có thể ứ trệ và làm cho tĩnh mạch giãn nở và thấy rõ trên da. Thường xuất hiện nhiều ở bắp chân và mắt cá chân, do các tĩnh mạch ở chân phải chống lại trọng lực và khó khăn hơn trong quá trình lưu thông máu về tim.

Giãn tĩnh mạch mạng nhện

Tĩnh mạch mạng nhện khác gì so với chứng giãn tĩnh mạch?

Tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch là các dạng khác nhau của một tình trạng y tế được gọi là suy tĩnh mạch. Ở chân, cả hai tình trạng này đều do các van trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị hư hỏng. Tuy nhiên, hai tình trạng này có các triệu chứng khác nhau.

Tĩnh mạch dạng mạng nhện: thường là những đường tĩnh mạch nhỏ, mảnh, có thể bằng phẳng hoặc chỉ hơi nổi lên bề mặt da. Chúng thường có màu xanh lam, đỏ hoặc tím và có hình dạng giống mạng nhện.  Mặc dù có thể gây ra một số khó chịu về thẩm mỹ, nhưng hầu như không gây đau đớn cho người bệnh.

Giãn tĩnh mạch: là tình trạng tĩnh mạch giãn lớn hơn và sâu hơn tĩnh mạch mạng nhện. Các tĩnh mạch này khi bị giãn nở và sưng phồng sẽ nổi ngoằn ngoèo dưới da (giãn tĩnh mạch nông) và thường có màu xanh lam.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, giãn tĩnh mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như: đau nhức, ngứa da, sưng phù, tức nặng ở chân. Giãn tĩnh mạch cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu và các vấn đề về tuần hoàn của người bệnh.

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch mạng nhện có nên điều trị không?

Tuy tĩnh mạch mạng nhện không gây nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ. Ngoài ra nếu để lâu không điều trị bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn. Vì vậy việc điều trị sớm là vô cùng cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và ngăn ngừa bệnh phát sinh ở các khu vực khác trên cơ thể.

Điều trị tại nhà

Tĩnh mạch mạng nhện có thể điều trị tại nhà nếu bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, chưa tiến triển sang giai đoạn bị sưng phù, giãn to hay biến chứng. Nếu bạn chủ động điều trị bệnh một cách nghiêm túc, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà:

  • Dùng vớ áp lực
  • Dùng kem bôi hàng ngày
  • Giảm cân khi bị thừa cân
  • Không đứng lâu/ngồi nhiều
  • Tập thể dục thường xuyên: nên tập những bài tập nhẹ hàng như yoga, đạp xe đạp, đi bộ chậm, tránh tập cấc bài tập vận động mạnh vì sẽ làm tĩnh mạch bị tổn thương nhiều hơn
  • Nâng cao chân: nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm có thể giúp máu lưu thông được tốt hơn.

Điều trị tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa

Đối với tình trạng mạng nhện nổi nhiều trên da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì

Tê bì ở chân, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nổi mạch máu ở tay